TRANG CHỦ TIN TỨC

Hoạt động làm diều trong lớp học kích thích sự sáng tạo như thế nào?

Hoạt động làm diều trong lớp học kích thích sự sáng tạo như thế nào? - 28/12/2020

Làm diều là một trong những trò chơi dân gian khá là quen thuộc đối với các bạn học sinh ở vùng nông thôn, tuy nhiên xưa nay để đưa làm diều vào trong trường học thì chắc cũng chưa có nhiều nhà trường thực hiện. Trong số 13 của “Học thông qua chơi”, chương trình sẽ đi đến 2 trường tiểu học ở Thái Nguyên và Quảng Trị đã áp dụng phương pháp này.

 

Hình cô giáo và học sinh ở Quảng Trị

Hình cô giáo và học sinh ở Quảng Trị

 

Dự án “Học mà chơi, chơi mà học” gồm những phương pháp, những cẩm nang giúp giáo viên, bố mẹ có thể có một phương tiện hữu ích cho việc học tập của trẻ và giúp trẻ có những trải nghiệm vui vẻ đồng thời hỗ trợ trẻ phát triển các kỹ năng cần thiết cho bản thân, cộng đồng và xã hội trong tương lai. Dự án iPLAY, lồng ghép học thông qua chơi trong giáo dục tiểu học tại Việt Nam với sự phối hợp của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các đối tác phát triển và sự tài trợ của Quỹ LEGO.

 

Nói về hoạt động làm diều trong tiết học, cố vấn Bùi Ngọc Diệp, cố vấn của chương trình chia sẻ: “Học thông qua chơi hay còn gọi là chơi mà học thì đúng hôm nay các bạn ấy chơi nhiều, nhưng mà vừa chơi vừa học. Học ở đây là các bạn ấy vận dụng được kiến thức của môn học như môn Toán, kiến thức môn Mỹ thuật nhưng các bạn ấy còn được phát triển các khả năng như óc sáng tạo, như cách thương lượng, cách làm việc nhóm, các bạn ấy cũng thể hiện được khả năng quan sát. Tôi có thấy 1 nhóm HS các bạn ấy lúc đầu chưa biết cách làm ntn, sau đó các bạn ấy quan sát những nhóm xung quanh làm và các bạn ấy đã tìm ra được con đường của mình để làm diều của mình, và cô giáo không can thiệp nhiều.

 

Hình ảnh học sinh tại TH Hải Chánh Quảng Trị thuyết trình về con diều

Hình ảnh học sinh tại TH Hải Chánh Quảng Trị thuyết trình về con diều

 

Học thông qua chơi điều quan trọng là cô giáo chỉ là người định hướng, là người dẫn dắt, còn để cho các em tự chơi với nhau, và thông qua việc các em tự chơi với nhau ấy thì các em sẽ học được 1 điều gì đó, có thể là kiến thức ở trong nhà trường, có thể là kỹ năng xã hội thông qua việc chơi này”.

 

Hoạt động làm diều giúp khám phá tất cả các khía cạnh trong hoạt động làm và thả diều, dựa trên truyền thống của tổ tiên người Việt. Đồng thời khuyến khích tư duy tích cực ở người học. Tái kết nối với truyền thống thông qua khoa học, trò chơi và vui chơi. Dựa trên nền tảng truyền thống và văn hóa của Việt Nam, dành cho giáo dục tiểu học. Hoạt động làm diều giúp phát triển cho sự phát triển toàn diện của trẻ bao gồm: nhận thức, ngôn ngữ, cảm xúc, thể chất và sáng tạo.

 

Hình ảnh thả diều của học sinh trường tiểu học Phú Thịnh, Thái Nguyên

Hình ảnh thả diều của học sinh trường tiểu học Phú Thịnh, Thái Nguyên

 

Cụ thể, về nhận thức, học sinh biết cách gấp cắt dán một con diều một cách đơn giản theo ý thích. Phát triển nhận biết được kiến thức môn Toán, Mĩ thuật. Kể tên được một số loại diều, nêu được hình dạng,màu sắc của con diều. Biết trang trí sáng tạo con diều của mình, biết sử dụng diều.Về ngôn ngữ, học sinh có cơ hội phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động thực hành nhóm, chia sẻ, biết dùng từ, câu diễn đạt tự tin trước lớp.

 

Về cảm xúc xã hội, thông qua hoạt động này học sinh có thể cảm nhận về vẻ đẹp của con diều, biết nói về con diều của mình. Năng lực giao tiếp phát triển ngôn ngữ, tinh thần hợp tác đoàn kết với bạn trong nhóm. Đồng thời thông qua việc chạy thả diều giúp học sinh được rèn luyện sức khỏe, cơ bắp, phản xạ, phối hợp của cơ thể. Cuối cùng, thông qua vật mẫu, hình ảnh các em tự sáng tạo, tưởng tượng theo ý tưởng  để làm được sản phẩm của mình.

 

“Học thông qua chơi” là cẩm nang giáo dục dành cho giáo viên và phụ huynh có con ở bậc tiểu học. Series lên sóng VTV7 vào thứ 4 và thứ 7 hàng tuần.